Cũng như mọi loại thuốc khác, ARV có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng
Người điều trị HIV buộc phải dùng thuốc ARV đều đặn trong suốt quá trình điều trị để ức chế sự phát triển của virus. Thế nhưng, loại thuốc này cũng gây nhiều tác dụng phụ, khiến người dùng đôi khi bị ảnh hưởng thể chất vào những lúc không mong muốn. Từ những kinh nghiệm chăm sóc cho các trẻ bị ảnh hưởng bới HIV, người lớn nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối, Mai Tâm Family xin chia sẻ đến bạn đọc một số tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc ARV và cách hạn chế/xử lý chúng.
Buồn nôn:buồn nôn là tác dụng phụ phổ biến khi dùng ARV. Người điều trị có thể dùng thuốc ngay trong bữa ăn để hạn chế buồn nôn.
Tiêu chảy:nếu uống thuốc ARV mà người nhiễm thấy bị tiêu chảy, cần phải theo dõi kỹ mức độ để có thể nhờ bác sĩ can thiệp kịp thời. Khi gặp tiêu chảy, người dùng thuốc có thể uống oresol, nước điện giải, truyền dịch để bù nước. Người nhiễm cũng có thể dùng các loại thuốc chống tiêu chảy để hạn chế tạm thời.
Người bệnh có thể tự dùng các thuốc tiêu chảy để giảm triệu chứng, nhưng nên gặp bác sĩ ngay nếu bị đau bụng kéo dài
Đau đầu: Các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol có thể giúp người điều trị bằng ARV giảm đau đầu do tác dụng phụ.
Đau, khó chịu ở bụng: Riêng với hiện tượng này, người dùng thuốc cần phải theo dõi kỹ. Nếu đau bụng kéo dài nhiều ngày liên tục, cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra. Người điều trị có thể sẽ phải thay thế thuốc khác hoặc đổi phác đồ điều trị.
Nổi ban đỏ, ngứa: Cũng như các loại thuốc khác, thuốc ARV có thể gây dị ứng với biểu hiện là nổi ban đỏ, ngứa… Các biểu hiện này thường sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu dị ứng trở nặng, người điều trị cần ngưng dùng thuốc ngay và đến trung tâm y tế để điều trị.
Nếu biểu hiện dị ứng không tự hết sau vài ngày, người bệnh nên gặp bác sĩ để được xử lý
Thiếu máu: Một số thuốc điều trị HIV có tác dụng ức chế tủy xương, dẫn đến giảm khả năng sinh ra hồng cầu và gây thiếu máu. Biểu hiện thường thấy của thiếu máu do dùng ARV là hoa mắt, chóng mặt, xuất hiện sau 4-6 tuần hoặc vài tháng dùng thuốc. Người dùng ARV có thể bổ sung vitamin B12, viên sắt, folic… để khắc phục tình trạng này.
Rối loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng khi ngủ: Người gặp triệu chứng này nên dùng thuốc ARV trước khi ngủ, có thể dùng thêm các loại thuốc an thần hoặc thuốc hỗ trợ để ngủ tốt hơn. Các triệu chứng này thường không kéo dài.
Người bệnh có thể dùng bổ sung các loại vitamin, viên sắt… để giảm tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên
Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Người dùng ARV có thể có biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu ở đầu chi với các biểu hiện tê bì, rát bỏng hoặc đau. Những biểu hiện này thường xuất hiện vào tháng thứ 6 điều trị, nếu bị nặng có thể khiến người nhiễm đi lại khó khăn, mất cảm giác nhiều nơi. Để khắc phục, người điều trị ARV có thể dùng bổ sung vitamin nhóm B liều cao, hoặc thay thế thuốc nếu biểu hiện ngày càng nặng.
Tuy nhiên, bên trên chỉ là một vài tác dụng phụ phổ biển. Thuốc ARV còn có thể gây độc cho gan, thận, rối loạn phân bố mỡ và nhiều ảnh hưởng khác. Quan trọng nhất vẫn là trong quá trình điều trị, người nhiễm cần theo dõi kỹ sức khỏe của mình và thông báo ngay cho người chăm sóc, bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào để kịp thời xử lý.
Những cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc ARV vừa nêu trên cũng là phương pháp được áp dụng tại Mái ấm Naza để giúp đỡ các bệnh nhân HIV/AIDS bớt đau đớn, mệt mỏi. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về hoạt động chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS neo đơn của Mái ấm Naza tại đường dẫn sau: https://www.maitam.org/projects/mai-am-naza/40